ĐIỀU TRỊ
 PHƠI NHIỄM HIV VỚI THUỐC ACRITEGA 3 TRONG 1 (ARV)

  • Thuốc điều trị phơi nhiễm HIV trong 72h đầu, hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm HIV tới 99,9%.
  • Thủ tục nhanh chóng, sử dụng an toàn, bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng. 
  • Hỗ trợ 24/7.

LIÊN HỆ

Đăng ký tư vấn

Phơi nhiễm HIV là gì? Cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV

Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ, đối với tổn thương da dẫn đến chảy máu: Xối ngay vết thương dưới vòi nước chảy. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn mà không nặn bóp. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javel 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất 5 phút.
Trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.
Phơi nhiễm qua miệng, mũi: Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %. Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.

Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản. Chú ý nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm.

Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ nông sâu của tổn thương và diện tích tiếp xúc.

Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. Thông thường nhân viên y tế sẽ tư vấn cho những người bị phơi nhiễm nên tham gia xét nghiệm HIV. Trong tình huống người này đã biết về tình trạng nhiễm, cần thu thập thông tin liên quan đến thông tin điều trị của họ.

Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm bằng xét nghiệm.

Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm về nguy cơ nhiễm bệnh, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, thuốc và tác dụng phụ, quy trình theo dõi….

Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV liên tục trong 4 tuần. Tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ cần được chỉ định điều trị ARV càng sớm càng tốt, từ 2-6 giờ tính từ lúc phơi nhiễm và không quá 72 giờ. Song song với việc đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm, tùy trường hợp, bác sĩ có thể tiếp tục điều trị cho đủ 4 tuần hay ngưng điều trị ARV tuỳ trường hợp.

Bước 8: Theo dõi bằng xét nghiệm kiểm tra sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng. Trên bình diện cộng đồng, khi có phơi nhiễm, cần nhanh chóng thực hiện xử trí vết thương tại chỗ (nếu có) theo hướng dẫn trong bước 1. Tiếp đó cần nhanh chóng tiếp cận với cơ sở y tế có chuyên khoa nhiễm HIV (như bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thành, khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng). Nếu khai thác được thông tin từ nguồn gây phơi nhiễm, cần lưu ý đến phác đồ điều trị ARV của họ. Các bước còn lại của quy trình sẽ do nhân viên y tế tại cơ sở hỗ trợ.

Lưu ý: 
- Khi nghi ngờ bản thân có nguy cơ lây nhiễm HIV sau khi tiếp xúc, điều đầu tiên bạn nghĩ tới đó chính là đi xét nghiệm. Tuy nhiên, việc xét nghiệm HIV thường cho kết quả chính xác nhất trong khoảng 3-4 tuần.
- Vì vậy, 72 tiếng đầu tiên sau tiếp xúc sẽ là khoảng thời gian quyết định đến việc bạn có khả năng lây nhiễm HIV hay không . Đây chính là lúc bạn phương pháp ngừa HIV khẩn cấp với thuốc PEP
- Vì vậy phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm HIV là sử dụng thuốc PEP sớm (2-6h, tối đa 72h), ngay khi phát hiện mình có nguy cơ phơi nhiễm HIV

2. Cách xử lý

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong cuộc sống bạn có thể gặp phải những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do:

- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ tình dục đồng tính.... (chiếm đa số các ca phơi nhiễm hiện nay).

- Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.

- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu.

- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

- Máu, chất dịch của người có HIV hoặc nghi nhiễm HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

- Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

1. Phơi nhiễm HIV

Thuốc ACRIPTEGA 3 trong 1 (ARV)
đặc trị phơi nhiễm hoặc điều trị HIV

Thuốc Acriptega 3 trong 1 (ARV) dùng cho bệnh nhân bị Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, tên đầy đủ của HIV là Human Immunodeficiency Virus Infection / Acquired Immunodeficiency Syndrome hoặc viết tắt theo tiếng Pháp là SIDA (Syndrome d'immunodéficience acquise). Người bị nhiễm vi rút HIV nghĩa là bị bệnh liệt kháng hay suy giảm khả năng đề kháng bệnh tật, đó là bệnh sủa hệ miễn dịch bị suy giảm, gây ra bởi vi rút HIV. Vì vậy khả năng chống lại bệnh tật cơ thể tăng lên hay khi bị bệnh thì hệ thống miễn dịch bị yếu nên bệnh nhân dễ bị mắc phải nhiễm trùng, nhiễm trùng các khối u v.v. . Ai cũng có bệnh và nguy cơ nhưng đối với người khỏe mạnh, hệ miễn dịch khỏe mạnh thì vượt qua và ngược lại khi đã bị HIV thì vết thương nhỏ cũng trở thành nghiêm trọng.

Thuốc ARV được nghiên cứu và sản xuất nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của vi rút HIV trong cơ thể. Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS.

1. Tác dụng của ARV:

– Chống nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV khi người bị phơi nhiễm như quan hệ không an toàn, dùng chung kim tiêm với đối tượng đã nhiễm HIV.

- Ức chế sự nhân lên của virus HIV và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất. Thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV.

– Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và tử vong doc các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở bênh nhân nhiễm HIV.

– Cải thiện chất lượng sống và tăng thời gian sống cho người bệnh.

– Ngăn cản sự tiến triển HIV sang AIDS ở bệnh nhân nhiễm HIV.

2. Nguyên tắc khi sử dụng ARV:

– Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.

– Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm và người bệnh đã sẵn sàng điều trị.

– Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV là điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.

– Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác.

– Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

– Tùy thuộc vào sự sẵn có của thuốc, tình trạng của người bệnh, các nhà chuyên môn sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị tương thích theo công thức trên.

3. Thuốc ACRIPTEGA 3 trong 1 có ưu điểm gì hơn so với các thuốc cùng loại?

– Tác dụng phụ ít hơn, các biểu hiện của tác dụng phụ cũng nhẹ hơn so với các thuốc khác.

– Hiệu quả tương đương với các loại thuốc khác trong thử nghiệm lâm sàng (>99%).

– Giá thành không quá cao, phù hợp với đa số người bệnh.

CÁCH SỬ DỤNG THUỐC ARV ĐIỀU TRỊ PHƠI NHIỄM

1. Cách sử dụng

- Thuốc ACRIPTEGA 3 trong 1: 1 hộp gồm 30 viên uống trong vòng 30 ngày, mỗi ngày 1 viên, uống vào 1 giờ nhất định trong ngày.

- Khuyến cáo nên uống trước khi đi ngủ 1 tiếng để đảm bảo sức khỏe, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Hoặc bệnh nhân chủ động uống vào thời điểm nào tốt nhất cho bản thân do thuốc sẽ có 1 số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng (đọc phần Lưu ý khi sử dụng thuốc ở bên dưới).

- Bệnh nhân có thể dùng thêm các loại thuốc bổ gan, thận để hỗ trợ trong quá trình điều trị.

- Trong thời gian dùng thuốc bệnh nhân nên tránh uống rượu bia và quan hệ không an toàn.

2. Virus HIV có tỉ lệ nhân lên và tạo đột biến rất cao nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị ARV như:

- Dùng thuốc không đúng liều.

- Không đúng giờ.

- Bỏ thuốc hoặc dùng ngắt quãng.

3. Việc không tuân thủ điều trị ARV sẽ đến những hậu quả nghiêm trọng:

- Nồng độ thuốc trong máu thấp, virus nhân lên rất nhanh khi không có thuốc.

- Khi tải lượng virus tăng lên thì xuất hiện càng nhiều đột biến gây ra tình trạng kháng thuốc. Khi tình trạng kháng thuốc xuất hiện thì thuốc đó sẽ không còn tác dụng nữa.

- Điều trị không có kết quả, triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh cao.​

4. Mẹo giúp tuân thủ điều trị ARV cho người nhiễm HIV

- Đặt lịch uống thuốc sẽ dễ thực hiện nếu có người bệnh lồng ghép vào thời gian biểu sinh hoạt hằng ngày.

- Người bệnh nên đặt chuông báo thức hoặc điện thoại di động để nhắc nhở việc uống thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh có nhờ người thân hỗ trợ nhắc nhở giờ uống thuốc.

- Đối với trẻ em khi điều trị ARV, cha mẹ, người giám hộ, … là người có trách nhiệm nhớ lịch và nhắc nhở trẻ uống thuốc đúng giờ.

- Cách thuốc uống 2 lần/ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ. Cách thuốc uống 1 lần/ngày thì phải uống 1 giờ cố định trong ngày.

- Trường hợp người bệnh khi phát hiện ra mình quên uống thuốc theo lịch thì phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ. Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, không được uống liều kế tiếp theo lịch cũ. Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn và lựa chọn cách khắc phục tình trạng quên thuốc.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC ARV

1. Tác dụng phụ của thuốc ARV

Một số  tác dụng phụ khác của thuốc ARV có thể bệnh nhân sẽ gặp khi điều trị như:

Buồn nôn: Để hạn chế tác dụng phụ này, có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn hoặc có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống ARV 30 phút.

Tiêu chảy: Khi uống thuốc, nếu thấy bị tiêu chảy, cần đánh giá mức độ tiêu chảy và các triệu chứng kèm theo. Khi bị tiêu chảy cần uống oresol để bù nước, điện giải. Nếu nặng cần truyền dịch hoặc có thể phải dùng các thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tiêu chảy tạm thời.

Đau đầu: Trường hợp thấy đau đầu khi dùng thuốc có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol để giảm bớt đau đầu.

Phát ban, ngứa: Cũng giống như các thuốc điều trị khác, thuốc ARV cũng có thể gây dị ứng. Nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác, ngứa… Khắc phục bằng cách: uống thêm thuốc kháng histamin. 

Rối loạn giấc ngủ, ác mộng: Nên dùng vào buổi tối, trước khi đi ngủ, các triệu chứng này thường không kéo dài. Có thể dùng các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn.

Thuốc có thể độc với gan, thận: Một số thuốc gây tăng men gan, cần ngừng thuốc khi tăng men gan gấp 5 lần bình thường.
.

2. Điều cần biết về ARV

   Hiện nay, thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi HIV/AIDS nên điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) được coi như là điều trị đặc hiệu bởi vì điều trị bằng ARV làm ức chế sự nhân lên của vi rút do đó duy trì được lượng vi rút thấp nhất trong máu, thông qua đó cũng duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch chưa bị suy giảm thì không có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc chỉ mắc ở mức độ nhẹ.

   Trong trường hợp hệ miễn dịch của người nhiễm HIV đã bị suy giảm, nhờ ARV kiềm chế sự nhân lên của HIV mà hệ miễn được phục hồi trở lại, đồng thời làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV. Nhờ vậy, giúp người nhiễm HIV tiếp tục sống khỏe mạnh, lâu dài như mọi người.

   Tổ chức Y tế thế giới đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng người nhiễm HIV điều trị ARV sớm và duy trì điều trị tốt cũng có tuổi thọ không thua kém người không nhiễm HIV. Người nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1990 đến nay vẫn sống khỏe mạnh do được tiếp cận điều trị ARV kịp thời.
   
   Việc điều trị bằng ARV kịp thời còn giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Khi người nhiễm HIV khỏe mạnh, họ có khả năng lao động và làm việc như người không nhiễm HIV và tự tin sống hòa nhập với cộng đồng.

   Điều trị ARV kịp thời sẽ giảm nguy cơ tiến triển AIDS (mắc các nhiễm trùng cơ hội) và tử vong ở người nhiễm HIV. Đặc biệt là giảm nguy cơ làm bệnh lao bùng phát.

NHANH CHÓNG - TIỆN LỢI
AN TOÀN - BẢO MẬT

 Hotline: 0842.11.11.94

Gọi trực tiếp hoặc zalo tới số: 0842.11.11.94

Để được hỗ trợ NGAY

GỌI NGAY